NHIỆT KẾ – THANG NHIỆT ĐỘ
I – NHIỆT KẾ
Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế
– Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
– Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, ….

Giống như thước đo, mỗi nhiệt kế cũng có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
II – THANG NHIỆT ĐỘ (THANG NHIỆT GIAI)
Có nhiều thang nhiệt độ khác nhau:
– Thang nhiệt độ Xen-xi-út (Celsius): Độ C \(\left( {^0C} \right)\)
+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là \({0^0}C\)
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là \({100^0}C\)
+ Những nhiệt độ thấp hơn \({0^0}C\) gọi là độ âm
– Thang nhiệt độ Fa-ren-hai (Fahrenheit): Độ F \(\left( {^0F} \right)\)
+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là: \({32^0}F\)
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là: \({212^0}F\)
(Thang nhiệt độ này được sử dụng nhiều ở Mỹ)
– Thang nhiệt độ Kevin: Độ K \(\left( K \right)\)
Thang Kenvin quy định \({0^0}C\) ứng với \(273K\) và cứ mỗi độ trong thang Celsius bằng một độ trong thang Kenvin
* Công thức đổi nhiệt giai:
\(^0C = \dfrac{5}{9}\left( {t\left( {^0F} \right) – 32} \right)\)
\(K = t\left( {^0C} \right) + 273\)