PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ PH
Dạng 1: Tính pH của dung dịch axit mạnh và bazơ mạnh
a. Tính pH của dung dịch axit mạnh
Quá trình điện li : HA \( \to \) H+ + A–
Áp dụng công thức: pH = -log[H+]
b. Tính pH của dung dịch bazơ mạnh
Quá trình điện li : BOH \( \to \) B+ + OH–
Áp dụng công thức: pOH = -log[OH–] => pH = 14 – pOH
Dạng 2: Tính pH của dung dịch khi pha loãng
– Dung dịch axit có pH = x1, thể tích V1. Thêm nước để pha loãng đến thể tích V2, pH = x2
+ Độ pha loãng:
+ Thể tích nước thêm vào là: V2 – V1 = V1.(10x2 – x1 – 1)
– Dung dịch bazơ có pH = x1, thể tích V1. Thêm nước để pha loãng đến thể tích V2, pH = x2
+ Độ pha loãng:
+ Thể tích nước thêm vào là: V2 – V1 = V1.(10x1 – x2 – 1)
Dạng 3: Tính pH của dung dịch thu được khi pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng
– Tính thể tích của dung dịch thu được = tổng thể tích các dd pha trộn
– Trộn 2 dung dịch axit =>
=>
– Trộn 2 dung dịch bazơ =>
=>
Dạng 4: Tính pH của dung dịch sau phản ứng hóa học
– Tính tổng số mol H+ và tổng số mol OH– và so sánh ion nào dư
– Thể tích dung dịch sau phản ứng = tổng thể tích các dung dịch đem trộn
=> tính nồng độ H+ hoặc nồng độ OH– dư => pH
* pHdd sau phản ứng < 7 H+ dư;
* pHdd sau phản ứng > 7 OH– dư