PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
I – DẠNG BÀI SỰ NỞ VÌ NHIỆT CƠ BẢN
Phương pháp giải:
– Độ nở dài:
\(\Delta l = l – {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)
Trong đó:
+ \(\Delta l\): độ nở dài của vật rắn
+ \(l\): chiều dài sau khi giãn nở vì nhiệt của vật rắn
+ \({l_0}\): chiều dài ban đầu khi giãn nở vì nhiệt của vật rắn
+ \(\alpha \): hệ số nở dài, phụ thuộc vào bản chất của vật rắn
+ \(\Delta t = {t_2} – {t_1}\): độ tăng nhiệt độ của vật rắn
– Độ nở khối:
\(\Delta V = V – {V_0} = \beta {V_0}\Delta t = 3\alpha {V_0}\Delta t\)
Trong đó:
+ \(\Delta V\): độ nở khối của vật rắn
+ \(V\): thể tích sau khi giãn nở vì nhiệt của vật rắn
+ \({V_0}\): thể tích ban đầu của vật rắn
+ \(\beta \approx 3\alpha \): hệ số nở khối, phụ thuộc vào bản chất của vật rắn
+ \(\Delta t = {t_2} – {t_1}\): độ tăng nhiệt độ của vật rắn
– Độ nở diện tích:
\(\Delta S = S – {S_0} = \beta ‘{S_0}\Delta t = 2\alpha {S_0}\Delta t\)
Trong đó:
+ \(\Delta S\): độ nở diện tích của vật rắn
+ \(S\): diện tích sau khi giãn nở vì nhiệt của vật rắn
+ \({S_0}\): diện tích ban đầu của vật rắn
+ \(\beta ‘ = 2\alpha \): hệ số nở diện tích, phụ thuộc vào bản chất của vật rắn
+ \(\Delta t = {t_2} – {t_1}\): độ tăng nhiệt độ của vật rắn
II – DẠNG BÀI LIÊN QUAN ĐẾN SO SÁNH SỰ NỞ DÀI CỦA CÁC THANH KIM LOẠI KHÁC NHAU
Phương pháp giải:
– Áp dụng các công thức nở dài cho từng thanh kim loại
– Căn cứ vào giả thiết của đầu bài lập ra hệ phương trình toán học
– Giải hệ phương trình toán học, tìm ra các yêu cầu của bài toán